Top 5 đặc sản ba miền ngon nhất định mua về làm quà!

Ẩm thực vùng miền luôn là điều gì đó hấp dẫn và lý thú đối với những người sành ăn. Bạn có thể nhấc balo lên và trải nghiệm chúng trên hành trình khám phá 63 tỉnh thành. Tuy nhiên, nếu quá bận rộn hay không đủ điều kiện, thời gian hãy cùng Ocop Quảng Ngãi, địa chỉ uy tín chuyên cung cấp đặc sản quảng ngãi, đặc sản ba miền, các món ăn đặc trưng miền Bắc – Trung -Nam, khai phá những nét độc đáo của top 5 món ngon của Việt Nam.

Ngồi một chỗ cũng có thể thử tất cả món ngon đặc sản Việt Nam tại đây:

OCOP QUẢNG NGÃI

Địa chỉ            : 157 Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong, Quảng Ngãi

Số điện thoại : 0989.305.023

Fanpage        : Ocop Quảng Ngãi

Bánh cốm –  Đặc sản ba miền

bánh cốm đặc sản miền bắc
Bánh cốm có màu xanh và độ dẻo đặc trưng
Nếu ai đó hỏi bánh cốm, thì có lẽ ấn tượng đầu tiên chính là sắc xanh trong như ngọc bích cùng hương thơm thoang thoảng, vô cùng dễ chịu.
Bánh cốm là loại bánh đặc sản ngon nức tiếng của Hà Nội (miền Bắc), được làm từ cốm, nhân đậu xanh dừa nạo và mứt bí hoặc mứt sen trần.
Nhắc đến bánh cốm, người ta thường truyền tai nhau về bánh cốm Hàng Than, một thức bánh dân dã, giản dị song lại gây nhiều ấn tượng khó phai. Và điều ấy đã được ghi lại bởi Thạch Lam, nhà văn nổi tiếng với Hà Nội Băm Sáu Phố Phường:

“Bánh cốm chính là thứ bánh cưới, trao đi đổi lại trong những mùa thu, để chứng nhận cho cái sung sướng của cặp vợ chồng mới, và cái vui mừng của họ hàng….Nhân đậu xanh giã nhuyễn, vương mấy sợi dừa, và đường thì ngọt đậm. Có lẽ chúng ta có quyền phàn nàn rằng cái thứ bánh ấy và nhiều thức bánh khác của ta nữa, phần nhiều ngọt quá, ăn hay chóng chán. Nhưng bánh mừng đám cưới lại nhạt ư? Cho nên họ làm ngọt, hết sức ngọt, để tận tình dung cái đằm thắm của cặp vợ chồng”

Đặc trưng của bánh cốm

đặc sản ba miền

Về đặc trưng của bánh cốm (đặc sản miền Bắc) thì đầu tiên, phải kể đến cách làm.

Một mẻ bánh cốm chỉnh chu đi qua các giai đoạn:

  • Chuẩn bị nguyên vật liệu: Cốm thì trộn nước. Đậu xanh thì hấp chính xay nhuyễn ngào đường. Dừa nạo và mứt bí xắt hạt lựu hoặc mứt sen.
  • Chế biến: Cốm đã trộn nước đem đảo đều trên lửa hoặc hấp chín, có thể trộn chút đường và nước hoa bưởi (nay được nấu thay bằng máy móc, bếp ga). Nhân đậu xanh sau khi ngào đường thì bắc lên đun nhỏ lửa cho thật sên lại và cho vào dừa, mứt đã chuẩn bị.
  • Gói bánh: Nhân chia ra từng nắm nhỏ và được khéo léo bao bọc bởi lớp áo cốm bên ngoài.

Một chiếc bánh cốm đúng điệu thì phải có những yếu tố sau:

  • Lớp vỏ áo (cốm) mà xanh mạ, có độ trong, sâu một cách tinh tế
  • Độ dẻo, mềm, kéo giãn nhất định
  • Nhân vàng tươi, mịn và ngọt thanh khiết

Cho nên, khi ăn một chiếc bánh cốm chính hiệu tại ocop quảng ngãi, thực khách sẽ cảm nhận được ngay cái vị bùi bùi lại beo béo nền nã của đậu xanh, sần sật của dừa. Và cứ thế chút ngọt thanh quyện trong hương thoảng bền mãi, làm vương vấn mãi.

Ăn miếng bánh cốm, uống ngụm trà xanh, lòng cứ chợt bâng khuâng về đồng nội bình yên một thuở.

Ý nghĩa của bánh cốm

  • Bánh cốm trong cưới hỏi

Bánh cốm tượng trưng cho mong ước cuộc sống vợ chồng thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc. Là “để tận tình dung cái đằm thắm của cặp vợ chồng”. (Thạch Lam)

  • Bánh cốm làm quà tặng cho người thân, bạn bè
  • Bánh cốm làm thức ăn chơi, thắm tình gia đình

Quế Trà Bồng (Quảng Ngãi) – Đặc sản ba miền

Trà Bồng (Quảng Ngãi) được thiên nhiên ưu ái cho cái nắng giòn dã, cho cái chất đất lạ lùng,…để rồi chắt chiu, tạo lọc nên Quế, đặc sản rừng nổi tiếng của Việt Nam.

quế trà bồng đặc sản miền trung

Hình thái của Quế Trà Bồng, đặc sản miền Trung

  • Là cây thân gỗ, sống lâu năm. Đối với cây trưởng thành có thể cao trên 15 m, đường kính có thể lên đến 40 cm.
  • Lá đơn, mọc cách, mặt trên xanh bóng, mặt dưới xanh đậm. Đối với lá trưởng thành dài khoảng 18 – 20 cm và rộng khoảng 6 – 8 cm.
  • Tán lá cây quế hình trứng, thường xanh quanh năm.
  • Thân cây tròn đều, vỏ xám.
  • Quế có rễ cọc, phát triển mạnh và cắm sâu vào lòng đất nên loài cây này có thể sinh sống tốt tại các vùng núi đồi dốc.
  • Trong tất cả các bộ phận của cây: vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu. Đặc biệt tinh dầu trong võ chiếm tỉ lệ cao nhất.

Công dụng của Quế Trà Bồng

Quế Trà Bồng nằm trong top 5 đặc sản quảng ngãi nhất định phải mua về làm quà tặng cho người thân, gia đình. Điều này xuất phát từ những công dụng hữu ích về mặt y khoa, chữa bệnh của loại quế này.

  • Quế có dược tính mạnh. Từ xa xưa, quế đã được sử dụng ở Ai Cập cổ đại như một loại gia vị và là thảo dược để chữa bệnh. Hợp chất cinnamaldehyde chính là thành phần tạo nên mùi thơm và hương vị đặc trưng của quế. Và nó cũng liên quan đến những tác động tích cực đến sức khỏe và sự trao đổi chất của cơ thể người.
  • Chống oxy hóa. Polyphenol, một chất chống oxy hóa tự nhiên, có trong quế Trà Bồng (tỉ lệ cao hơn cả tỏi và kinh giới). Chất này giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số các chứng bệnh ung thư được gây ra bởi các gốc tự do.
  • Chống viêm hiệu quả
  • Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một số hoạt chất tốt trong quế có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, cholesterol LDL. Điều này có tác động tích cực đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Đồng thời cải thiện huyết áp ở người.
  • Cải thiện nội tiết tố insulin. Quế giúp làm giảm đề kháng insulin, tăng độ nhạy củ hormone này nhằm giúp nó thực hiện tốt chức năng của mình. Bao gồm: Điều hòa trao đổi chất và sử dụng năng lượng của cơ thể. Vận chuyển đường đến các tế bào. Ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa và bệnh đái tháo đường típ 2.
  • Giảm lượng đường trong máu. Việc giảm sức đề kháng của insulin của quế sẽ làm giảm lượng đường trong máu. Đồng nghĩa với việc sử dụng một lượng quế nhất định sẽ giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường.

Quế Trà Bồng trong văn hóa, đời sống cộng đồng

nhang quế trà bồng
Nhang quế Trà Bồng, một hướng đi ưng dụng khác của cây quế

Trong văn hóa, đời sống cộng đồng Quế Trà Bồng, đặc sản miền Trung, có những ghi nhận, dấu ấn đáng nhớ.

  • Top 8 đặc sản quà tặng Việt Nam xác lập là kỷ lục Châu Á mới.
  • Là 1 trong số 4 đặc sản của Quảng Ngãi đã được xác lập kỷ lục Việt Nam năm 2012
  • Top 10 đặc sản thiên nhiên nổi tiếng Việt Nam
  • Có mặt trên nhiều thị trường thế giới: Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc, một số nước Châu Âu…
  • Sản phẩm từ quế Trà Bồng rất đa dạng: bình, chén, hộp đựng trà; tăm, nhan, tinh dầu, bột quế, miếng lót giày, độc bình

Đến Trà Bồng, nghe hương quế phảng phất, ướp hương trong thớ vải, trong làn tóc, trong cả những dặm dài rừng núi, đất trời của đồng bào Kor, mới thấy hết cái sự khoang khoái kì lạ của loài cây thiêng này.

Tỏi cô đơn Lý Sơn – Đặc sản ba miền

Nghe nhắc Lý Sơn (Quảng Ngãi), người ta đâu chỉ nghe đến tiếng sóng biển đại dương quanh năm rạt rào, nghe tiếng đá mài mòn trong địa tầng lớp phù sa cổ kiến tạo trên đỉnh Thới Lới, mà còn là nghe kể nhiều về một thức đặc sản nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi (miền Trung) – Tỏi cô đơn.

tỏi cô đơn lý sơn đặc sản miền trung
Tỏi cô đơn Lý Sơn

Tỏi cô đơn, đặc sản miền Trung, hay còn gọi là tỏi một tép, tỏi mồ côi, tỏi một, tỏi đơn. Đây là giống tỏi được hình thành từ sự khuyết tật trong quá trình sinh trưởng, nghĩa là chỉ có duy nhất một tép là phát triển.

Những điều đặc biệt của tỏi cô đơn

Không giống như những loại tỏi khác trên đảo và so với cả các loại tỏi khác trên Việt Nam, tỏi cô đơn Lý Sơn mang trong mình những nét độc đáo chỉ của riêng mình.

  • Chỉ xuất hiện trên đất cằn cỗi, càng mất mùa thì loại tỏi này càng xuất hiện nhiều.
  • Mặc dù tỏi cô đơn được khai thác ở một vài địa phương khác (Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận…). Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu, nước, thổ nhưỡng phù sa núi lửa trên đảo, loại tỏi này ở Lý Sơn lại có vị cay nồng, hương thơm đặc trưng và giàu dinh dưỡng hơn cả.
  • Tỏi có màu trắng, nhỏ hơn đầu ngón tay út và rất nhiều tinh dầu nên khi ăn sống cũng không bị hôi như các loại tỏi thông thường.
  • Giá của tỏi cô đơn không hề rẻ. Có thời điểm, nếu bạn đi du lịch Lý Sơn thì có thể mua loại tỏi này với giá gần tới 2 triệu đồng. Tuy nhiên, tại Ocop Quảng Ngãi, bạn sẽ được mua hàng chính hiệu với giá gốc không lợi nhuận đến từ vùng trồng đặc sản này.

Công dụng của tỏi cô đơn Lý Sơn

tỏi cô đơn lý sơn

Tỏi cô đơn Lý Sơn, đặc sản miền Trung, có những công dụng hữu ích và tích cực đối với sức khỏe của con người. Trong tỏi cô đơn có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là selen,….có một số tác dụng sau:

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch
  • Ngăn ngừa quá trình lão hóa của tế bào
  • Chống tắc nghẽn mạch máu, giảm mỡ máu
  • Làm giảm sưng huyết, tiêu viêm
  • Ngăn ngừa các gốc tự do phát triển, hạn chế nguy cơ mắc phải một số bệnh ung thư
  • Tỏi và rượu tỏi có thể làm giảm và hỗ trợ điều trị các bệnh thấp khớp, tim mạch, phế quản và tiêu hóa
  • Chữa trĩ nội, trĩ ngoại

Tỏi cô đơn được dùng ở các dạng sau: ngâm rượu, ăn sống, gia vị trong chế biến món ăn.

Hiện nay, vì tỏi cô đơn Lý Sơn, đặc sản miền Trung, món ăn đặc sản khá được ưa chuộng trong làm quà, mua biếu,….cho nên, dẫn đến hiện tượng tỏi cô đơn giả với giá khá rẻ. Vì vậy, những ai yêu thích giống tỏi này nên mua tại địa chỉ uy tín hoặc có thể đến Ocop Quảng Ngãi, một trong những kênh phân phối trực tiếp tỏi cô đơn chính hiệu, được cấp phép và chứng nhận bởi Nhà nước.

Ô mai – Đặc sản ba miền

Trong mâm bánh kẹo ngày Tết hay thức ăn vặt hàng ngày của người miền Bắc không thể không nhắc tới Ô mai, một món ăn đặc sản quen thuộc và phổ biến hiện nay với hương, vị, sắc độc đáo.

ô mai
Ô mai

Ô mai, đặc sản miền Bắc, còn được gọi là xí muội (mơ chua), vốn là vị thuốc trong nền y học cổ truyền của Việt Nam, Trung Quốc. Song hiện nay lại được nhắc tới như một thức quà đặc sản dùng để ăn chơi như mứt, kẹo.

Ô mai nguyên gốc được làm từ quả mơ. Song sau này, ô mai lại được dùng chỉ chung cho các loại quả khác như: sấu, mận, chanh, me, cóc, đào, trám, quất, khế, xoài, mít, táo ta, dứa,…( nghĩa là theo tên gọi của những sản phẩm từ quả cây).

Cách chế biến ô mai

ô mai món đặc sản ngon hà nội

Trong đời sống thường ngày, quy trình làm ô mơ (đặc sản miền Bắc) cũng thật kỳ công. Đầu tiên lấy quả mơ gần chín, đồ cho hơi mềm, rồi phơi 3 – 4 lần cho khô đi. Sau đó, tẩm nước bồ hóng rồi đem phơi sấy cho khô. Và quá trình này có thể lắp đi lặp lại nhiều lần.

Trong ẩm thực, ô mai (đặc sản miền Bắc) mới thể hiện được hết cái đa dạng và phong phú của mình về màu sắc, hương vị. Trước hết, chọn loại quả ngon, không bị sâu, bầm. Sau đó rửa sạch, ướp muối, phơi khô và hấp sấy. Cuối cùng là bước sao tẩm và chế biến (xào, phơi).

Tùy vào loại quả và cách chế biến mà ô mai có vị hương khác nhau: chua, ngọt, cay, mặn, ướt, khô,…Chính vì điều này mà ô mai cũng được xem là một loại mứt.

Công dụng của ô mai trong y học:

  • Ô mai có tính mát, vị chua, giảm ho, chống khô họng, khản tiếng
  • Chống viêm họng, viêm phế quản

Hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp ô mai (đặc sản miền Bắc) ở khắp nơi trên cả nước. Song nó vẫn được xem là một món ăn đặc sản độc đáo của Hà Thành với những con phố ô mai: hàng Đường, hàng Điếu, hàng Than,…

Ô mai, quà ngon với đủ thức chua ngọt và màu sắc khác nhau,….Ăn chút ô mai, uống một ngụm trà,….cả một nỗi niềm tuổi thơ ùa về, bình an đến lạ.

Kẹo dừa Bến Tre – Đặc sản ba miền

Bao đời nay, miền Tây sông nước, đặc biệt là Bến Tre vẫn cứ gắn với dừa.

đặc sản miền nam kẹo dừa bến tre
Kẹo dừa Bến Tre

Dừa không chỉ đừng đó, che mát cho muôn lớp người lớn lên, mà còn đem đến một món ăn đặc sản ngon bình dị: Kẹo Dừa – Đặc sản miền Nam (Bến Tre).

Kẹo dừa, đặc sản miền Nam, là một loại kẹo được chế biến từ cơm dừa và đường mạch nha, ra đời và được phát triển tại Bến Tre.

Sự ra đời của kẹo dừa Bến Tre

Theo các tài liệu thì kẹo dừa Bến Tre có nguồn gốc từ huyện Mỏ Cày và được làm ra bởi bà Nguyễn Thị Ngọc (1914) – khu phố 1, thị trấn Mỏ Cày.

Kẹo dừa lúc đầu có tên là kẹo Mỏ Cày. Vào năm 1970, kẹo Mỏ Cày được đổi tên thành kẹo dừa Bến Tre bởi bà Nguyễn Thị Vinh (1945) – thị xã Bến Tre, với cơ sở sản xuất kẹo dừa đầu tiên là Thanh Long, đặt tại thị xã Bến Tre với những sự cách tân về cách chế biến.

Quy trình làm kẹo dừa Bến Tre

  • Muốn cho mẻ kẹo dừa ngon thì khâu chuẩn bị nguyên liệu là vô cùng quan trọng. Làm đường mạch nha cần phải hết sức chăm chút. Thóc nếp để nấu mạch nha phải tốt, hạt to, nảy mầm đều (tưới bằng nước mưa sạch). Dừa khô vừa mới bắt đầu khô, nước ngọt thanh, cơm béo, dày. Đường nấu kẹo dừa là đường mới, vàng tươi.
  • Chế biến

Đầu tiên, lấy cơm dừa, xay nhỏ, lấy nước cốt.

Tiếp theo, có thể cho thêm nguyên liệu phụ vào nước cốt đã ép. Bao gồm: sầu riêng, lá dứa, dâu và mạch nha. (Tùy vào loại kẹo, màu kẹo).

Tiếp tục cho vào chảo và khuấy liên tục đều tay (ngày nay, đã có máy móc đã hỗ trợ). Lúc này, phần giữ lửa sên kẹo đòi hỏi người nấu phải có tay nghề, kỹ nghệ. Vì lửa lớn:sên kẹo sẽ khó khăn; lửa nhỏ: kẹo sẽ rất lỏng. Tiếp đó, khi phần nước cốt cô đặc, chuyển màu, sẽ cho lên giàn khuôn đã được bôi trơn một lớp dầu dừa chống dính.

Cuối cùng, dùng dao cắt ra làm nhiều phần theo kích thước định sẵn và đóng gói bao bì.

  • Thành phẩm

Mẻ kẹo dừa ngon phải có:

  • Độ mềm, dẻo nhất định
  • Sắc màu đều
  • Vị ngọt vừa, không bị gắt
  • Thơm hướng cốt dừa và nguyên liệu.

Kẹo dừa Bến Tre trong đời sống, văn hóa cộng đồng

kẹo dừa bến tre

Không chỉ là một món ăn vặt ngon, kẹo dừa Bến Tre, đặc sản miền Nam, còn có những giá trị to lớn và sâu sắc trong đời sống kinh tế và văn hóa cộng đồng của người dân nơi đây.

  • Giá trị truyền thống

Làm kẹo dừa là một nghề lao động thủ công truyền thống và lâu đời. Là sự tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và biến tấu, nâng cao giá trị của trái dừa thô.

  • Giá trị kinh tế

Tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Đồng thời việc đầu tư máy móc, dây chuyền trong sản xuất kẹo dừa, đặc sản miền Nam, đã giúp cho loại món ăn đặc sản này trở nên phổ biến và có mặt rộng khắp trên thị trường Việt Nam và thế giới. Điều này đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con bằng chính nghề truyền thống của mình.

Chúng ta vừa điểm qua top 5 những món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Bạn yêu thích món ăn nào? Đặc sản miền Bắc, miền Trung hay miền Nam?

Tại Ocop Quảng Ngãi, chúng tôi không chỉ là nơi kết nối và phát triển các làng nghề truyền thống của địa phương, mà còn là kênh phân phối đặc sản ba miền, món ăn đặc sản với sự kiểm soát, đầu tư chặt chẽ, nghiêm ngặt vào quy trình sản xuất, bao bì và chất lượng theo chuẩn quy trình Ocop do Nhà Nước chủ trương.

Mọi chi tiết, khách hàng vui lòng liên hệ:

OCOP QUẢNG NGÃI

Địa chỉ            : 157 Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong, Quảng Ngãi

Số điện thoại : 0989.305.023

Fanpage        : Ocop Quảng Ngãi

Shopping Cart
098 930 50 23